Cây sơn tùng noel là một cây cảnh khá quen thuộc với mọi người nhất là trong mùa noel và những tháng cuối năm. Là loài cây tượng trưng cho mùa lễ hội nên sơn tùng luôn có một sức thu hút đặc biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc cây sơn tùng nhé.
Tổng quan về đặc điểm của cây sơn tùng
Mục lục chính
Cây sơn tùng còn có nhiều tên gọi khác nhau như: tùng núi, tùng búp,..Cây thuộc họ cây lá kim, thân gỗ. Lá cây nhỏ mọc thành từng chùm, chia nhiều nhánh nhỏ. Tổng thể cây có hình tháp tự nhiên trông khá giống với cây thông.
Một chậu cây sơn tùng noel
Sơn tùng có nguồn gốc từ châu Á, ưa khí hậu ẩm gió mùa. Cây sinh trưởng tốt ở những nơi có đới khí hậu lạnh. Ở Việt Nam, cây sơn tùng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào mùa thu – đông.
Phân biệt cây sơn tùng và cây tùng thơm
Là 2 loại cây được săn đón nhiều nhất mỗi mùa noel nhưng rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai loại cây này. Thực chất thì đây là loại cây khác nhau. Chỉ cần bạn để ý chút là có thể phân biệt được chúng thôi.
Sự giống nhau của cây tùng thơm và cây sơn tùng noel
Cả sơn tùng và tùng thơm đều thường được sử dụng để trang trí không gian sống trong dịp giáng sinh và chào đón năm mới dương lịch. Vì hình dạng tự nhiên của chúng hình tháp, rất giống cây thông nên chúng thường được xem là cây xanh mang màu sắc lễ hội. Ngoài ra, chúng còn được dùng để trang trí sảnh, văn phòng hay góc làm việc thêm sinh động, rực rỡ.
Mùa giáng sinh, sơn tùng được trang hoàng để tạo thành cây thông noel rất đẹp. Loại thường được dùng là cây có chiều cao 80cm – 2m. kích thước đa dạng, thay cho cây thông cao lớn và không dễ gì có được vì cây thông nhập khẩu vào có giá thành khá cao.
Sự khác nhau giữa cây sơn tùng và cây tùng thơm
- Cây Sơn tùng:
Lá sơn tùng có mầu xanh thẫm, cành lá cứng cáp, đường kính tán rộng và chiều cao có thể lên tới 2-3 mét. Trong khi cành lá của tùng thơm mỏng nhẹ và mềm mượt hơn nhiều. Bạn sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt khi đặt hai cây cạnh nhau. Sơn tùng cũng không có mùi thơm đặc trưng như tùng thơm. Tuy nhiên, tuổi thọ của cây cao hơn tùng thơm rất nhiều. Đặc biệt cây có thể sống quanh năm ngay cả trong điều kiện nắng nóng vẫn có thể duy trì sự sống bình thường.
- Cây Tùng thơm:
Lá tùng thơm có mầu vàng nhạt giống mầu xanh nõn chuối. Khi sờ tay vào cành lá sẽ có cảm giác mềm mại, mượt mà chứ không cứng và nhọn như cành lá của sơn tùng. Tùng thơm cũng kích thước bé hơn rất nhiều so với sơn tùng. Chiều cao trung bình chỉ 40 -70cm. Điểm đặc biệt là tinh dầu từ lá và cành cây toả ra mùi thơm rất dễ chịu. Mùi hương của chúng mang lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho những ai ngửi được chúng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cây tùng thơm tại đây
Ý nghĩa của cây sơn tùng noel
Cũng như mọi cây cảnh khác trong mùa giáng sinh, sơn tùng mang lại cảm giác an lành, ấm áp và hạnh phúc.
Trong phong thuỷ, Sơn tùng còn là loài cây được xem là mang lại may mắn, phúc thọ dài lâu cho gia chủ.
Dáng mọc thẳng đứng,vươn lên mạnh mẽ, hiên ngang trong gió tuyết. Sức sống mạnh mẽ của cây sơn tùng trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết tượng trưng cho khí chất hiên ngang, chính trực của người quân tử. Cho ý chí vượt khó, khát vọng vươn tới đỉnh cao của con người. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà Tùng luôn đứng đầu trong hàng Tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai) trong quan niệm của người xưa.
Cây sơn tùng hợp mệnh gì?
Quan niệm phong thuỷ cho rằng cây hợp nhất với Mệnh kim và mệnh thuỷ. Người mệnh Kim và mệnh Thuỷ khi trồng sơn tùng sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Cây cũng không có bất kỳ sự tương khắc nào nên các mệnh khác có thể trồng mà không cần lo lắng bị xung khắc gì. Hoặc bạn có thế trồng cây phối với chậu có màu bản mệnh để tạo ra sự tương sinh tốt hơn cho người chơi.
Tác dụng của cây sơn tùng
Trong đời sống hàng ngày, cây sơn tùng có rất nhiều tác dụng to lớn đối với môi trường xunh quanh và cuộc sống của con người.
- Điều hoà không khí, làm sạch môi trường. cây thuộc họ lá Kim, một trong những nhóm cây quan trọng nhất thế giới có tác dụng lọc CO2 và cung cấp O2 cho trái đất.
- Trang trí cảnh quan, công viên, toà nhà. Nếu trồng nội thất thì phải cho cây tiếp xúc với ánh nắng 1, 2 lần mỗi tuần.
- Là món quà ý nghĩa tặng những người thân yêu
Cách chăm sóc cây sơn tùng
Ánh sáng:
Sơn tùng là loại cây ưa nắng và không gian thoáng đãng. Vị trí đặt cây tốt nhất nên là sảnh, hành lang, trước cửa ra vào,…Là những nơi mà cây cho thể nhận được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất. Việc hấp thu ánh sáng mặt trời sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Không nên để cây ở những nới thiếu sáng hoặc không gian quá chật hẹp. Điều này dễ khiến cây bị yếu và kém thẫm mĩ.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng tốt là 18- 23. Sơn tùng cũng là loại cây có thể chịu được cái rét dưới 10 độ C. Tuy nhiên không chịu được nắng nóng kéo dài. Vào những ngày nắng nóng bạn cần đưa cây vào chỗ râm mát, có mái che và cung cấp nước tưới thường xuyên.
Đất
Cây không kén đất. Sơn tùng có thể sống tốt ở những vùng đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng. Loại đất trồng phù hợp nhất là đất thịt, tơi xốp và thấm nước tốt. Cây cũng thích hợp phát triển ở những vùng đất cát pha.
Nước
Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Nếu trồng trong chậu thì bạn chỉ nên tưới 2 lần/tuần. Khi tưới cần quan sát bề mặt đất để điều chỉnh lượng nước. Duy trì độ ẩm của đất vừa phải là được.
Giá cây sơn tùng noel
So với tùng thơm thì sơn tùng có giá bán cao hơn nhiều. Do kích thước cây lơn hơn và nguồn nhập cũng khó khăn hơn nên giá thường cao hơn sơ với tùng thơm. Giá bán của một chậu sơn tùng giao động từ vài trăm cho đến một triệu đồng tuỳ kích cỡ. Với kích thước từ 60cm – 1,2m thì thường sẽ giao động trong khoảng 300 – 800 ngàn/chậu cây.