5 sai lầm bạn thường mắc phải khi chăm sóc cây cảnh trong nhà

Chăm sóc cây cảnh trong nhà là công việc đơn giản và quen thuộc với rất nhiều người. Đối với những người yêu thích cây xanh. Thì đây còn là khoảng thời gian thư giãn, tĩnh tại. Tỉ mẩn chăm sóc những chậu cây xanh là cách tốt nhất để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bỏ qua những áp lực cuộc sống với những bộn bề lo toan. Đắm mình với thiên nhiên, cây cỏ là một liệu pháp tinh thần rất tốt.

Song, không ít người lại mắc phải những sai lầm tưởng chừng rất đơn giản. Những sai lầm này có thể bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức trong việc chăm sóc cây cảnh trong nhà. Hoặc đôi khi là những hiểu nhầm, ngộ nhận về những vấn đề liên quan đến cây xanh. Những sai lầm dù lớn, dù nhỏ cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, sinh trưởng của cây. Trong bài viết này, Cây cảnh Minh An xin nêu ra 5 sai lầm cơ bản bạn thường mắc phải khi chăm sóc cây và các cách để khắc phục những sai lầm ấy. Mời bạn theo dõi chi tiết đến cuối bài viết để có những chậu cây cảnh luôn khoẻ đẹp và tươi tốt nhé.

chăm sóc cây cảnh trong nhà

1. Tưới nước không đúng cách cho cây cảnh trong nhà

Tưới nước là một trong những công việc cơ bản, thường quy trong quá trình chăm sóc cây. Bất cứ ai cũng có thể làm được việc này. Bởi đây là công việc đơn giản và dễ làm nhất. Hơn nữa, tưới cây đối với nhiều người cũng là một cách để thư giãn và đắm mình vào không gian xanh của riêng mình. Tuy vậy, cũng có không ít người vẫn mắc phải những sai lầm rất cơ bản trong công việc tưởng như vô cùng giản đơn này.

Tần suất tưới và lượng nước tưới không phù hợp với cây cảnh

Tình trạng thường gặp là tưới quá nhiều lần trong tuần, thậm chí là trong ngày. Lượng nước cũng quá nhiều trong mỗi lần tưới. Rất nhiều người tưới cây hàng ngày và mỗi lần đều tưới đẫm nước. Việc này nếu kéo dài liên tục sẽ khiến đất bị ướt dẫn đến cây bị úng rễ. Thậm chí hỏng toàn bộ bộ rễ. Dấu hiệu thường thấy là cây bị vàng lá, héo úa trong khi đất trong chậu rất ẩm ướt.

Một số trường hợp khác thì lại “quên” tưới cây hoặc mỗi lần tưới quá ít. Nước chỉ đủ ẩm mặt trên mà không thể thấm sâu xuống đất được. Tình trạng này rất dễ xảy ra nếu bạn sử dụng bình xịt phun sương để tưới cho những cây trồng trong chậu lớn. Trong khi loại bình xịt phun sương chỉ phù hợp để tưới cây cảnh mini hoặc chậu cây cảnh để bàn mà thôi.

Mỗi loại cây xanh có nhu cầu khác nhau về lượng nước. Để chăm sóc cây cảnh trong nhà được tốt thì mỗi tuần bạn chỉ nên tưới cây 2- 3 lần đối với những cây ưa nước. 1 – 2 lần/tuần đối với những cây chịu hạn giỏi. Đặc biệt, những loại cây mà thân, cành, lá chứa nhiều nước như: kim tiền, lưỡi hổ hay trường sinh thì chỉ nên tưới với tần suất 1 lần/tuần.

Lượng nước tưới cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp. Không nên tưới quá nhiều hoặc quá ít. Thông thường đối với các chậu cây có kích thước lớn thì lượng nước tưới mỗi lần giao động trong khoảng từ 500ml đến 1 lít nước. Các loại chậu nhỏ sẽ là khoảng 100ml – 200ml. Các loại cây mini thì chỉ khoảng 50ml cho mỗi lần tưới.

Sử dụng loại nước tưới không phù hợp với cây cảnh trong nhà

Rất nhiều người sử dụng nước giếng khoan hoặc nước máy trực tiếp để tưới cho cây cảnh. Trên thực tế, bạn có thể sử dụng cả 2 loại nước này để tưới cây. Nhưng chúng cần phải được xử lý đúng cách trước khi sử dụng để tưới cây.

Trong nước giếng khoan có lẫn rất nhiều loại tạp chất, đặc biệt là các kim loại nặng. Nếu bơm lên và tưới trực tiếp thì những loại tạp chất này sẽ gây hại cho lá, thân và rễ cây. Lá cây có thể mắc bệnh rỉ sắt. Dùng lâu ngày sẽ làm cây yếu và chậm phát triển. Để sử dụng làm nước tưới cây cảnh thì trước tiên bạn phải tiến hành lọc nước qua hệ thống bể lọc. Để lắng vài ngày để loại bỏ các tạp chất và kim loại nặng ra khỏi nước. Sau đó mới dùng để tưới cho cây

Đối với nước máy thì cần bơm lên dụng cụ chứa. Để hở và phơi trong 1, 2 ngày để làm bay hơi hết hàm lượng clorua có trong nước máy. Sau đó mới sử dụng nước để tưới cho cây. Đặc biệt, đối với cây thuỷ sinh thì yếu tố nước lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nên cần phải đảm bảo nước đủ tiêu chuẩn mới dùng cho cây.

Thời gian tưới nước không hợp lý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà

Nhiều người vì công việc bận rộn nên thường tranh thủ tưới cây vào buổi tối. Điều này không tốt chút nào. Vì tưới cây vào buổi tối sẽ khiến cho đất trồng bị ẩm ướt vào ban đêm. Ban đêm, khi không có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ xuống thấp và đất ẩm chính là điều kiện lý tưởng để sâu bệnh phát triển. Nếu tưới cây vào ban đêm là bạn đang vô tình khiến cho cây dễ bị nhiễm các loại nấm và sâu bệnh gây hại.

Một số người lại lựa chọn tưới cây vào trưa nắng hoặc khi nhiệt độ đang ở mức cao. Khi nhiệt độ cao, đất sẽ bị nóng lên. Nếu bạn tưới cây lúc này sẽ không khác gì “uống rượu độc để giải khát”. Rất có hại cho cây, thậm chí có thể làm chết cây. Vì thế hãy đợi nhiệt độ giảm xuống, đất trong chậu giảm nhiệt mới tưới cây nhé.

Thời điểm tốt nhất để tưới cây là vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu bạn quá bận rộn thì hãy tranh thủ khoảng thời gian này để tưới cây là hợp lý nhất nhé.chăm sóc cây cảnh trong nhà

2. Không chú ý đến yếu tố ánh sáng khi chăm sóc cây cảnh trong nhà

Phần lớn các loại cây trồng trong nhà đều ưa râm mát và chịu bóng tốt. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng là cây không cần ánh sáng vẫn có thể sống tốt. Các loại cây trồng trong nhà không chịu được ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp lên lá. Nhưng ánh sáng là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của cây. Nếu thiếu sáng quá lâu cây sẽ yếu dần, xấu và kém phát triển.

Nên lựa chọn đặt cây ở vị trí có thể đón được ánh sáng tự nhiên. Những vị trí gần ban công, cửa sổ, vách kính, cửa ra vào…Rất phù hợp để đặt cây vì ở những nơi này cây có thể đón được ánh sáng nhẹ, cần thiết cho quá trình quang hợp.

Nếu trồng cây trong phòng chỉ có ánh sáng đèn huỳnh quang thì cần cho cây phơi nắng nhẹ hàng tuần. Thời điểm “tắm nắng” tốt nhất là ánh nắng buổi sáng sớm từ 6-10h sáng. Thời gian khoảng 2- 3 tiếng mỗi lần. Mỗi tuần cho cây được tiếp xúc với ánh nắng nhẹ 1, 2 lần. Có như vậy cây cảnh dù trồng trong nhà vẫn sẽ luôn khoẻ đẹp và tươi tốt.

3. Không thay đất, trồng lại cây cảnh trong nhà hàng năm

Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, đất trồng trong chậu đã bạc màu và hết chất dinh dưỡng. Nếu không được thay đất mới thì cây sẽ còi cọc, chậm phát triển. Lúc này, bạn nên nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu. Tỉa nhẹ bộ rễ để tạo lỗ thông khí cho rễ cây. Bỏ hết đất cũ ra khỏi chậu và trộn lại mẻ đất trồng mới. Bạn có thể trộn một phần nhỏ đất cũ với mùn dừa, trấu hun dở, trấu tươi ủ hoai mục, phân hữu cơ, kháng nấm,..Để tạo thành giá thể mới cho cây trồng. Sau đó sử dụng giá thể mới này để trồng lại cây vào chậu. Tốt nhất là sau khoảng 6 – 9 tháng thì nên thay đất cho cây một lần.

Thay đất mới nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và các nhu cầu khác cần cho sự phát triển của cây cảnh trong nhà. Các thành phần như mùn dừa, trấu hun,..có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ ẩm và thoáng khí cho đất trồng. Tuy nhiên, trong quá trình tưới cây, đất sẽ bị nén dần xuống, gây bí, nghẹt rễ, khiến cho bộ rễ cây không phát triển được. Vậy nên việc thay đất, trồng lại cây hàng năm là việc cần thiết và nên làm.

4. Sử dụng chậu trồng không phù hợp với cây cảnh trong nhà

Chậu trồng rất quan trọng đối với cây cảnh trong nhà. Nếu bạn chăm sóc cây cảnh trong nhà mà không chú ý đến yếu tố này thì thật sự rất đáng tiếc. Nhiều người chỉ chú ý đến yếu tố thẫm mĩ, thích chậu đẹp. Chọn chậu vuông, tròn, màu sắc đen, trắng, xanh, đỏ các kiểu mà không quan tâm xem nó có thực sự phù hợp với cây trồng hay không. Khi chọn chậu trồng cây cảnh, ngoài việc đẹp mắt thì bạn cần phải chú ý đến các yếu tố sau đây:

Đầu tiên: phải chọn loại chậu trồng có khả năng thoát nước tốt. Chậu phải có lỗ thoát nước ở đáy chậu. Tác dụng của những lỗ thoát nước này là tránh việc bị ứ đọng nước trong đất khi tưới quá nhiều. Nếu không có lỗ thoát nước thì cây rất dễ bị thối rễ nếu tưới thừa nước.

Nên có đĩa lót ở đáy chậu để tránh việc chảy nước ra sàn khi tưới cây. Đối với cây để bàn có thể sử dụng loại đĩa liền chậu tiện dụng. Các loại chậu lớn đặt dưới sàn thì có thể dùng đĩa lót bằng nhựa hoặc sứ phù hợp với kích cỡ chậu.

Lựa chọn chậu phù hợp với kích thước cây trồng. Không chọn chậu quá to hoặc quá bé. Chậu quá to sẽ gây mất thẫm mĩ. Chậu bé sẽ khiến cho không gian trở nên chật hẹp, bộ rễ không phát triển được. Thông thường, nên chọn chậu có đường kính lớn hơn 1 – 2 cm so với bầu cây. Sau khoảng 9 tháng đến 1 năm khi cây phát triển lớn, đẻ nhánh hoặc cao hơn thì nên thay sang chậu khách có kích thước lớn hơn, phù hợp với kích cỡ hiện tại của cây.

5. Bổ sung dinh dưỡng không đúng cách khi chăm sóc cây cảnh trong nhà

Cây cảnh trong nhà bị giới hạn bởi không gian chật hẹp trong chậu trồng. Vì thế nên việc bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng sao cho hợp lý. Mọi người thường hay gặp những lỗi sai sau đây:

  • Đối với cây thuỷ sinh: Lỗi thường gặp là cho dung dịch dưỡng cây quá mức cho phép. Nhiều người ít quan tâm đến định lượng mà đổ dung dịch dưỡng cây theo cảm tính. Kết quả là có thể làm cây bị chết xót. Biểu hiện điển hình là vàng lá và héo rũ. Hàm lượng cho phép của các dung dịch dưỡng cây thuỷ sinh thường là 2-3 ml/1 lít nước tinh khiết. Chỉ cho dưỡng cây sau mỗi lần thay nước mới trong bình thuỷ sinh. Không tuỳ tiện nhỏ thêm khi chưa thay nước.

Xem thêm về các loại cây thuỷ sinh tại đây

  • Đối với cây trồng trong chậu đất: Sai lầm thường gặp là lựa chọn loại phân bón không phù hợp. Thậm chí có người dùng phân bón trồng rau để bón cho hoa và cây cảnh. Thực tế chúng cần 2 loại phân bón khác nhau. (trừ một số loại phân bón đặc biệt có thể dùng chung). Tần suất bón phân quá ít, bón phân quá sát vào gốc cây.

Nên bón phân cho cây ít nhất 1 – 2 lần mỗi tháng. Có thể hoà vào nước tưới hoặc rắc trực tiếp lên mặt chậu. Vì rễ cây có xu hướng ăn lan ra xung quanh. Nên khi bón phân cũng cần phải cách gốc ít nhất 10 cm. Không bón trực tiếp sát gốc cây.

Một số yếu tố khác cần chú ý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà

Ngoài 5 yếu tố trên thì còn một số yếu tố khác nữa bạn cũng nên chú ý để luôn duy trì được trạng thái khoẻ đẹp của cây

  • Phòng trừ sâu bệnh: cây trồng trong nhà thường rất ít khi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các loại cây trồng ngoài ban công hay gần cửa sổ, những nơi đón hướng gió thường có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn các loại cây trồng trong phòng kín. Những bệnh thường gặp là đốm lá, rỉ sắt, rệp sáp hoặc nhện đỏ tấn công. Đối với mỗi loại bệnh thì sẽ có các hướng phòng trừ khác nhau. Bạn nên quan sát kỹ tình trạng của cây để có phương pháp phù hợp.
  • Vệ sinh, cắt tỉa: cây để trong nhà lâu ngày có thể có một lớp bụi mờ bám trên bề mặt lá. Bạn có thể dùng khăn ẩm lau nhẹ để lá cây luôn sạch sẽ, quang hợp được tốt hơn. Thường xuyên cắt tỉa lá vàng, lá xấu, cắt bỏ cành khô, cành yếu để cây tập trung nuôi những cành lá khoẻ mạnh. Giữ vệ sinh cho cây cũng là một cách duy trì và tăng tính thẫm mĩ cho cây cảnh vỗn dĩ được trồng để làm đẹp không gian sống.

Trên đây là một số sai lầm thường gặp và cách để khắc phục các sai lầm này trong quá trình chăm sóc cây cảnh trong nhà. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi phần nào giúp ích cho bạn khi chăm sóc những chậu cây xanh. Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn gì thêm có thể gọi cho chúng tôi bất cứ lúc nào. Hotline/zalo: 0988 47 0440 luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần bất cứ điều gì liên quan đến cây cảnh nhé!

CÂY CẢNH MINH AN

Hotline/zalo: 0988 47 0440

Website: caycanhminhan.vn

fan page: Cây cảnh Minh An

Địa chỉ: Tây Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Vườn ươm: Tiến Xuân – Thạch Thất – Hà Nội